Tết Đoan Ngọ, diễn ra ngày 5/5 Âm lịch, là ngày lễ truyền thống của người dân các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần ngồi ăn các món ăn truyền thống như rượu nếp, nếp cẩm với người ngoài Bắc, bánh ú, chè trôi nước với người trong Nam. Ý nghĩa của ngày lễ này ban đầu là diệt trừ sâu bọ, mong mùa màng bội thu nên người ta thường gọi là Tết diệt sâu bọ. Cùng
Coocaa tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ ở nội dung bài viết sau.
Cùng Coocaa tìm hiểu về ngày Tết Đoan Ngọ
1. Tết Đoan Ngọ 2023 diễn ra vào ngày nào?
Tết Đoan Ngọ 2023 diễn ra vào thứ năm, ngày 22/6/2023, đúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch (năm Quý Mão). Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu ở các nước thuộc vùng văn hóa Á Đông gồm Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Tết Đoan Ngọ 2023 diễn ra vào thứ năm, ngày 22/6/2023
2. Tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ
Phần tiếp theo của bài viết, mời bạn cùng Coocaa khám phá thêm về ngày lễ Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này.
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Trong Hán Việt: Đoan Ngọ có nghĩa là bắt đầu giữa trưa, bởi "Đoan" nghĩa là mở đầu và "Ngọ" nghĩa là giữa trưa.
Ở Trung Quốc có nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ. Xưa kia, Tết Đoan Ngọ được gắn thêm tên gọi khác là Dục Lan tiết, trong đó "Lan" có nghĩa là "túi đựng tên" và có hình dáng giống cái hộp gỗ.
Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ cũng liên quan đến truyền thuyết về Khuất Nguyên, một vị đại thần nước Sở, người đã viết bài thơ Ly tao biểu hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong. Khuất Nguyên cuối đời bị đày ra Giang Nam và tự tử trong sông Mịch La. Người ta tổ chức Tết Đoan Ngọ hàng năm vào ngày mồng 5 tháng 5 để tưởng nhớ ông.
Ngoài ra, một truyền thuyết khác cũng hay được nhắc đến nhằm giải thích cho sự ra đời của ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hàng năm đó chính là chuyện Lưu - Nguyễn.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu vốn là 2 người sống thời nhà Hán. Trong ngày mùng 5 tháng 5 lên núi Thiên Thai hái thuốc mà vô tình gặp 2 tiên nữ. Họ phải lòng với tiên nữ và sống trong tiên cảnh trong nửa năm. Tuy vậy, vì nới nhà mà Lưu, Nguyễn quay trở về quê cũ. Về nhà, họ ngạc nhiên vì cảnh sắc đổi thay, người thân quen đã mất. Đó là bởi thời gian ở tiên cảnh chỉ kéo dài nửa năm, nhưng trên cõi trần đã trôi qua mấy trăm năm.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam còn được người dân gọi với cái tên thân thuộc là Tết Diệt sâu bọ. Điều này là bởi chính vào ngày này, người dân tiến hành bắt sâu bọ, diệt trừ những loài vật có thể gây hại cho mùa màng, cây trồng.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Diệt sâu bọ
Tương truyền, người dân thời xưa thu hoạch lúa gạo, trái cây thường hay bị sâu bọ phá hoại. Khi người dân vẫn đau đầu không biết cách giải quyết, một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện. Ông chỉ dẫn người dân lập đàn cúng với bánh tro, trái cây. Người dân làm theo và côn trùng, sâu bọ cũng vì thế mà lăn quay ra chết. Người dân vô cùng biết ơn ông lão. Để tưởng nhớ sự kiện này, người dân gọi nó với cái tên "Tết Đoan Ngọ" khi mọi lễ cúng đều diễn ra giữa giờ Ngọ.
Sâu xa, Tết Đoạn Ngọ được lập lên với ý nghĩa cầu cho mùa màng được tốt tươi, sâu bọ phá hoại cây trọng bị tiêu diệt. Với người dân nơi thành thị, Tết Đoan Ngọ là dịp để họ cầu cho bản thân và gia đình buôn may bán đắt, thuận lợi cho việc kinh doanh.
3. Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ
Trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ diễn ra nhiều hoạt động, trong đó có sự tham gia của các thành viên trong gia đình:
- Ăn những món ăn truyền thống: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân Việt Nam thường có thói quen làm rượu nếp (hoặc cơm rượu), bánh ú, hoa quả để ăn nhằm mong muốn diệt trừ sâu bọ, giúp mùa màng bội thu.
- Cúng mâm cúng Tết Đoan Ngọ: Thông thường, vào đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa), người dân làm lễ cúng cũng với mong muốn lúa gạo, cây trồng được tươi tốt.
- Đua thuyền rồng tại Trung Quốc: Tập tục đua thuyền rồng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch tại Trung Quốc đã có từ lâu đời. Tục này bắt nguồn từ truyền thuyết Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La.
- Đeo túi thơm: Người Trung Quốc có quan niệm đeo túi thơm trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp họ xua đuổi tà mà, phòng chống bệnh tật.
- Hái lá thuốc: Ở một số nơi, người dân thường hái lá thuốc vào 12h trưa ngày 5 tháng 5 Âm lịch. Cây lá được hái trong ngày này sẽ được sử dụng để đun nước tắm hoặc dùng để xông hơi.
Người dân thường ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
4. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Ở từng địa phương, mâm cúng Tết Đoan Ngọ có phần đôi chút khác biệt:
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Đối với người miền Bắc, mâm cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm những lễ vật như: Hương, hoa, vàng mã, nước (hoặc rượu), rượu nếp (hoặc nếp cẩm), trái cây gồm dưa hấu, vải, hồng xiêm, chuối..., bánh tro được gói trong lá chuối.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Trong ngày này, đa phần các gia đình người miền Bắc thường ăn rượu nếp hoặc nếp cẩm được ủ từ vài ngày trước.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
Đối với mâm cúng ở miền Trung, Tết Đoan Ngọ thường có những lễ vật như hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, trái cây (vải, mận...), bánh tro, bánh ú, chè kê. Đặc biệt, ở một số nơi, thịt vịt được người dân sử dụng làm món ăn cúng lễ mùng 5 tháng 5.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung thường có thêm thịt vịt
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Với người dân miền Nam, những món lễ vật được sử dụng để cúng ngày Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, cơm rượu và các loại hoa quả như chôm chôm, mận...
Điểm đặc biệt của cơm rượu trong Nam đó chính là: Cơm được viên tròn rồi mới đem đi ủ lên men. Ở nhiều gia đình gốc Hoa, món bánh ú bá trạng và chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam không thể thiếu cơm rượu vo tròn
5. Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ 2023
Dưới đây là bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ 2023, được tham khảo từ sách "Văn khấn toàn tập":
Lễ cúng và đọc văn khấn Tết Đoan Ngọ
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ chúng con là...
Ngụ tại ...
Hôm nay là ngày Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
6. Lời chúc Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để mọi người sum vầy với ước mong các thành viên trong gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dưới đây là tổng hợp những câu chúc Tết Đoan Ngọ thích hợp để gửi trong ngày 5 tháng 5 Âm lịch:
Lời chúc Tết Đoan Ngọ ý nghĩa
- Nhân dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, “diệt được nhiều sâu bọ”, chúc bà con nông dân có một vụ mùa bội thu.
- Vào ngày Tết Đoan Ngọ, chúc mọi người có một ngày tết vui vẻ, quây quần bên những người thân yêu và thưởng thức bánh tro, cơm rượu nếp nhé. Gửi đến tất cả mọi người những lời chúc sức khỏe, bình an chân thành nhất!
- Tết Đoan Ngọ đến rồi! Hy vọng mọi người có thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc, bình an và có những phút giây sum họp đầm ấm bên gia đình. Chúc mừng Tết Đoan Ngọ!
- Chúc bố mẹ của con có một ngày Tết Đoan Ngọ thật vui vẻ, chúc gia đình ta sẽ có một mùa vụ thật bội thu. Mong bố mẹ của con luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên con nhé!
Tết Đoan Ngọ gửi lời chúc ý nghĩa tới các thành viên trong gia đình
Lời chúc Tết Đoan Ngọ bằng tiếng Trung độc đáo
- 五月初五端午节;雄黄烧酒菖蒲剑;三角粽子裹糯米;各色香袋挂胸前。祝您端午节安康!
Tạm dịch: Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, rượu gạo, bánh ú và túi thơm treo trên ngực. Mình chúc bạn một ngày Tết Đoan Ngọ nhiều sức khỏe
- 长夜盼望天亮,寒冬盼望太阳,酷夏喜欢的是凉爽,端午节爱吃香甜的粽子,想起的是你可爱的模样。五月初五粽情于你,祝幸福地久天长。
Tạm dịch: Tôi chờ đợi bình mình sau đêm dài, mặt trời ấm áp sau mùa đông lạnh giá, tôi yêu cái mát lành trong ngày hè nóng nực, và tôi thích ăn món ăn ngon trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tôi chúc bạn ngày 5 tháng 5 mãi mãi hạnh phúc.
- 桃儿红,杏儿黄,五月初五是端阳,粽子香,包五粮,剥个粽子裹上糖,幸福生活万年长,祝您端午节快乐!
Tạm dịch: Đào đỏ mai vàng, mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ với món bánh trôi, bánh ú thơm ngon. Tôi chúc bạn hạnh phúc vững bền. Chúc một ngày Tết Đoan Ngọ vui vẻ!
- 端午是多雨的日子,你要保重自己的身体,记住犒劳一下自己,多多吃粽子;端午也是特别的日子,我想告诉你,这个端午节我特别想你
Tạm dịch: Ngày 5 tháng 5 bạn nhớ giữ gìn sức khỏe nhé. Đây là một ngày đặc biệt, hãy nhớ rằng tôi rất yêu bạn trong ngày lễ này nhé.
Trên đây là những thông tin về Tết Đoan Ngọ mà Coocaa đã tổng hợp tới bạn, về nguồn gốc, ý nghĩa, mâm cúng và lời chúc trong ngày lễ đặc biệt này. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích sau khi đọc bài viết.